TP HCM
cũng sẽ khởi công xây mới 61 chung cư, đồng thời đưa ra nhiều chính sách ưu đãi
nhằm thu hút nhà đầu tư. Đây được coi là biện pháp quyết liệt để tháo dỡ các
chung cư xuống cấp
Chủ
trương cải tạo, tháo dỡ các chung cư xuống cấp trên địa bàn TP HCM đã có từ lâu
nhưng việc triển khai rất chậm, nguyên nhân lớn nhất là không tìm được nhà đầu
tư. Trong kế hoạch cải tạo, xây dựng mới các chung cư cũ trên địa bàn TP giai
đoạn 2013- 2015 vừa được trình UBND TP, Sở Xây dựng đề xuất tháo dỡ 70 chung cư
xuống cấp nghiêm trọng và đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nhà đầu tư.
Trải thảm
đỏ
Cụ thể,
Sở Xây dựng đề xuất UBND TP giao trách nhiệm cho UBND quận, huyện phối hợp Sở
Quy hoạch - Kiến trúc xem xét điều chỉnh tăng mật độ xây dựng và hệ số sử dụng
đất dự án lên 1,5 lần so với quy chuẩn quy hoạch xây dựng hiện hành, kết hợp điều
chỉnh quy mô dân số khu vực dự án. TP khuyến khích xây dựng các diện tích ngầm
để dành diện tích đất cho công trình công cộng.
Chung cư Lý Thường Kiệt (quận 11) sẽ được tháo dỡ trong quý I/2014 Ảnh: Tấn Thạnh
Ngoài
ra, doanh nghiệp (DN) tham gia cải tạo, xây dựng mới chung cư kết hợp chỉnh
trang đô thị còn được hưởng nhiều ưu đãi khác. Cụ thể, được phép huy động vốn để
xây nhà ở trong phạm vi dự án, trừ các công trình phải dành để tái định cư
(TĐC) và công trình hạ tầng phải chuyển giao về địa phương. Thậm chí, nếu các dự
án có hiệu quả đầu tư thấp thì sau khi đã bố trí TĐC cho người dân, quận - huyện
sẽ chỉ định bổ sung cho chủ đầu tư một dự án khác có hiệu quả đầu tư cao hơn nhằm
bù đắp phần nào lợi nhuận.
Ngoài
ra, chủ đầu tư các dự án cải tạo chung cư cũ được áp dụng thuế suất DN là 10%
trong 15 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, được miễn thuế trong 4 năm
từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp
theo. Dự án còn được miễn toàn bộ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Chủ đầu tư
được phép vay vốn (không vượt quá 70% giá trị xây lắp và thiết bị của dự án) từ
Quỹ phát triển nhà ở, hỗ trợ vốn đầu tư để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ
thuật ngoài dự án và hạ tầng xã hội bên trong dự án.
Đối với
các chung cư cũ đã hết niên hạn sử dụng, bị hư hỏng, nứt lún bắt buộc thực hiện
việc tháo dỡ, phải khẩn cấp di dời dân đang sinh sống nhưng chủ đầu tư gặp khó
khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thì quận - huyện hỗ trợ
khâu này (từ nguồn vốn của chủ đầu tư). Trong trường hợp chưa mời gọi được chủ
đầu tư thì UBND quận - huyện tách dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng từ vốn
ngân sách tạm ứng. Trường hợp các chung cư nhỏ, không thể mở rộng ranh dự án,
không đủ quỹ nhà để TĐC, không mời gọi được chủ đầu tư thì xem xét chuyển đổi
chức năng nhà ở sang thương mại, dịch vụ… Quận - huyện xây dựng các chỉ tiêu
quy hoạch - kiến trúc để đem ra bán đấu giá khu đất chung cư. Số tiền thu được
dùng để mua lại quỹ nhà TĐC và bồi thường chi phí di dời cho các hộ dân.
Với nhiều
chính sách đãi ngộ như vậy, việc đầu tư xây dựng, cải tạo các chung cư cũ có thể
sẽ mang đến cho các DN thêm lựa chọn và cơ hội đầu tư mới trong tình hình bất động
sản ế ẩm như hiện nay.
Nhiều lựa
chọn cho người dân
Về chính
sách TĐC, Sở Xây dựng đề xuất thực hiện theo nguyên tắc đổi ngang diện tích căn
hộ giải tỏa với căn hộ TĐC, người dân không phải bù thêm tiền. Nếu căn hộ TĐC
có diện tích lớn hơn, người dân mua theo giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường.
Riêng các căn hộ ở tầng trệt khi chọn phương thức TĐC còn được hỗ trợ bằng tiền
về lợi thế thương mại. Cách xác định giá trị hỗ trợ được tính trên chênh lệch
giữa đơn giá bồi thường và đơn giá bán căn hộ TĐC.
Trường hợp
không ghi rõ diện tích hoặc diện tích thực tế sử dụng khác với phần diện tích
ghi trên giấy tờ hợp pháp thì xác định diện tích sàn xây dựng theo đo đạc thực
tế. Căn hộ đang thuê thuộc sở hữu nhà nước được giải quyết cho mua hoặc tiếp tục
thuê căn hộ mới có diện tích bằng với diện tích căn hộ cũ, không thấp hơn diện
tích tiêu chuẩn TĐC tối thiểu và không phải đóng thêm tiền. Trường hợp căn hộ
tái bố trí lớn hơn căn hộ cũ thì phần diện tích chênh lệch được mua theo giá thị
trường. Người TĐC trong trường hợp này có quyền chuyển nhượng nhưng phải hoàn tất
nghĩa vụ tài chính.
Nhà ở nằm
trong dự án cải tạo chung cư kết hợp với chỉnh trang đô thị thì người dân được
lựa chọn hình thức bồi thường bằng tiền hoặc nhà ở hoặc vừa tiền vừa nhà ở theo
quy định của pháp luật. Đồng thời được tham gia giám sát quá trình triển khai
thực hiện dự án.
Hơn
7.250 hộ dân bị ảnh hưởng
Theo kế
hoạch, trong năm 2013, TP HCM sẽ hoàn thành bồi thường, giải phóng mặt bằng 20
lô chung cư (ảnh hưởng gần 3.000 hộ dân); khởi công xây mới 7 lô chung cư với
quy mô 1.850 căn hộ. Năm 2014, hoàn thành bồi thường 18 lô chung cư (ảnh hưởng
465 hộ dân); khởi công xây mới 22 lô chung cư, quy mô 3.287 căn hộ. Năm 2015,
hoàn thành bồi thường 32 lô chung cư (ảnh hưởng 3.789 hộ dân); khởi công xây mới
32 lô chung cư, quy mô 4.734 căn hộ.
Như vậy, tổng cộng có
70 lô chung cư cũ được di dời, tháo dỡ (ảnh hưởng hơn 7.250 hộ dân), trong đó 3
lô được sửa chữa và 61 lô được khởi công xây mới trong giai đoạn 2013- 2015.
Đây là các lô chung cư đã xây dựng trước năm 1975, có nguy cơ sụp đổ cao.
Theo Thu Sương (Người lao động)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét